Có thể tiếp cận với những vấn đề của con người và văn hoá từ nhiều
góc độ. Từ cách tiếp cận phân tích các “đợt sóng” xã hội, Alvin Toffler[1] đã hình dung lịch sử phát triển
các nền văn minh như một sự nối tiếp nhau liên tục của các lớp sóng và cùng với
nó là sự vận động của con người và văn hoá như những thành tố quan trọng tạo
nên chỉnh thể xã hội loài người, với những nét thăng trầm và không ngừng thay
đổi.
Khi ta nói lối sống, ta có thể hiểu là ta nói đến toàn bộ các hoạt động sống của con người theo một kiểu lối nào đó. Toàn bộ hoạt động sống của con người bao gồm trước hết là lao động, là các hoạt động sống hàng ngày của cá nhân trong gia đình ngoài xã hội, là các hoạt động văn hóa, học tập, giải trí, giao tiếp bạn bè.
Vốn gốc là sản phẩm của thiên nhiên giống như mọi sinh vật sống, bây giờ chúng ta là một chủng loại duy nhất trên hành tinh có thể tiêu dùng cho sự tồn tại tiếp tục , dựa vào một số sản phẩm khác ngoài tự nhiên, cái mà do chúng ta sáng tạo ra: đó là văn hoá.
Diễn dịch văn hóa
Đây là một nhiệm vụ khó khăn và
không có kết thúc đối với công việc điền dã. Về nhà, người đi điền dã phải diễn
dịch tài liệu đã thu thập được, bằng cách nào đó khiến cho văn hoá đã khảo sát,
được các thành viên của chính nền văn hoá này hiểu thấu. Trong nhân học, việc
cố gắng giải thích nền văn hoá khác, có khi được gọi là diễn dịch văn hoá , khi
nhà nhân loại học phải diễn dịch tư tưởng, giá trị, biểu tượng và cơ chế của
một nền văn hoá cho các thành viên của một nền văn hoá khác.
Sẽ không đơn giản việc trình
bày những sự kiện, qua đó một nền văn hoá được phân tích, định nghĩa và diễn
dịch ra nhiều hơn là các sự kiện đó. Nhà nhân loại học người Anh, Eduard Evans
Pritchard ,1902 - 1974) quan niệm rằng nhân học xã hội -văn hoá thân thuộc với
khoa học nhân văn hơn là khoa học kỹ thuật. Ông nhấn mạnh sự quan trọng việc
diễn dịch khá sớm, vào 1950: "Nhân học xã hội là một loại triết học hoặc
nghệ thuật, ngụ ý rằng nó quan tâm đến mục đích hơn là quá trình, và rằng vì
vậy nó chú ý đến tiêu chuẩn mà không phải là luật khoa học, và diễn dịch hơn là
giải thích" (Evans - Pritchard 1962: 26).
Các nhà nhân học có thói quen
sáng tạo ra những cụm từ mới để xây dựng tư tưởng của mình. Vào những năm 70
(thế kỷ 19), 20 năm sau khi Evans - Pritchard biện luận về "phiên dịch hơn
là giải thích", Clifford Geert (1973) phổ biến rộng quan niệm này bằng
cách sáng tạo ra thuật ngữ nhân học
diễn dịch để
chuyển tải tư tưởng: công việc của nhà nhân học không chỉ là miêu tả nhưng cũng
là diễn dịch văn hoá, để phát hiện ra cách những thành viên của nền văn hoá
được nghiên cứu, đã làm sáng tỏ ý nghĩa và chỉ rõ tại sao. Geert đã nói , một
nền văn hoá phải được coi là một bài đọc mà các thành viên thường xuyên đọc và
những nhà dân tộc học phải diễn dịch chúng.
Trong khi tìm kiếm để xác định
ý nghĩa của một xã hội đang vận hành, nhà nhân học phải phân biệt rõ 4 góc độ
tiếp cận sau đây:
Một là trong nhiều nền văn hoá
có những nguyên tắc chỉ đạo cho
lý tưởng ứng xử. Đó là một số lý tưởng văn hoá được các thành viên của xã hội
hiểu, nhờ vậy họ đồng tình vận hành đời sống tập thể của mình. Những lý tưởng
này không cho phép tiên đoán việc gì sẽ xẩy ra.
Ngoài một số khái niệm mà những
người khác trông chờ vào nó, trong một số hoàn cảnh đặc biệt, đời sống xã hội
thường là lẫn lộn. Vì vậy, nhà nhân học có thể yêu cầu những thông tín viên địa
phương giải thích các lý tưởng xã hội.
Hai là,
cách xa với văn hoá người máy, các cá nhân có nhân cách, nguyện vọng và mục
đích riêng. Vì vậy, họ có thể chấp nhận những lý tưởng văn hoá như là những
tiêu điểm để nhằm tới nhưng họ không cần thiết phải tuân phục chúng. Nếu một
nhà dân tộc học phi Âu Tây yêu cầu anh, một người phương Tây, miêu tả một đám
cưới trong nền văn hoá của anh, anh có thể nói một số điểm như sau: "Vâng,
một nam và một nữ yêu nhau, cưới nhau, lập gia đình, đôi khi có con, và sống
chung với nhau. Khi một người qua đời, lễ cưới coi như hết vai trò". Nhưng
đó chỉ là lý tưởng, hiện nay sự thật không đúng như vậy. Thực tế là hầu như một
nửa của các đám cưới ở Mỹ đều đi đến ly dị. Sự mâu thuẫn giữa lý tưởng (cái sẽ
xẩy ra) với thực tiễn (cái đang xẩy ra) cung cấp cho nhà nhân học một góc độ
tiếp cận thứ hai về văn hoá: hiện nay nhân dân làm như thế nào.
Ba là,
nhà nhân học, giống như một thành viên của nền văn hoá được nghiên cứu, cũng là
một cá nhân, với một cá tính nhất định, sự đoán biết nhất định, những nguyện
vọng và mục đích nhất định. Không thể tránh khỏi việc nhà nhân học áp đặt
"sự giải thích" của mình trên cái cần phải đọc về một nền văn hoá.
Bất chấp việc người điền dã gắng trở thành tuyệt đối và khách quan, cuối cùng
kết quả của công việc điền dã luôn luôn phản ánh người điền dã và không có hai
nhà điền dã khảo sát cùng một nền văn hoá trong cùng một thời gian, cùng có thể
đưa ra những điều giải thích chính xác như nhau. Vậy góc độ tiếp cận thứ ba là
tư tưởng của nhà nhân học về điều đang tiếp diễn của một nền văn hoá.
Cuối cùng, các cá nhân trong
mọi xã hội sẽ có ý kiến riêng về những điều đang diễn tiến. Thường là về lý
tưởng, họ có thể cảm thấy sự chệch hướng khỏi lý tưởng này đã được lý giải từng
lúc hoặc là thậm chí họ không thể thực hiện do không nhận biết được nó. Vậy góc
độ tiếp cận thứ tư từ đó để hiểu một nền văn hoá là bản thân người dân nghĩ về
việc thực tế nền văn hoá đó tiếp diễn như thế nào.
Mỗi góc độ trong 4 góc độ tiếp
cận - lý tưởng (điều mà người dân nói là nó sẽ tiếp diễn), thực tiễn (điều mà
thực tế đang tiếp diễn), ý kiến của nhà nhân học (điều mà nhà nhân loại học
nghĩ rằng nền văn hoá đang tiếp diễn), và ý kiến của người dân (điều mà bản
thân người dân nghĩ nó đang tiếp diễn - là quan trọng đối với nhà nhân chủng
học trong việc phải phấn đấu để tìm ra ngữ nghĩa trong một nền văn hoá (khác
văn hoá bản tộc). Chỉ có chấp nhận và hiểu rõ 4 góc độ tiếp cận trên, nhà nhân
học mới có thể đạt đến trình độ ý thức được bản chất, nếu như sự giàu có đầy đủ
của một nền văn hoá, trong tất cả các sắc thái, ngữ nghĩa được đánh giá cao.
Tính biểu tượng của màu sắc
Trên thế giới, màu sắc có nhiều
ngữ nghĩa biểu tượng. Ở nền văn hoá phương Tây, cô dâu truyền thống mặc màu
trắng, còn màu đen gắn liền với cái chết. Ở Ấn Độ, màu trắng là biểu tượng của
cái chết, còn cô dâu mặc màu đỏ. Trong các nền văn hoá trên thế giới, màu
trắng, màu đen và màu đỏ là những màu được dùng rộng rãi như những biểu tượng,
nhưng các màu trên có những ngữ nghĩa khác nhau (Turner 1967: 72 - 77). Hình
như trong quá khứ chúng là một; các nhà khảo cổ đã phát hiện tư liệu về việc sử
dụng biểu tượng của các màu này trong một điểm mộ táng thuộc tiền sử, thời đại
đồ đá ở Nam Phi, trong đó có nửa vỏ trứng đà điểu (màu trắng) ở trong sơn đen,
bên ngoài sơn đỏ đặt dưới cánh tay của một bộ xương (78-70)
Văn hoá và cá tính
Nhà phân tâm học Áo, thế kỷ
XIX, Sigmund Freud đã tuyên bố rằng cái gì xảy ra vào thời ấu thơ, kể cả những
việc chúng ta không nhớ, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá tính của chúng ta thời
trưởng thành. Tư tưởng của Freud đã có dấu ấn mạnh mẽ đáng kể đến nhân loại học
đầu thế kỷ XIX. Đối với một số nhà nhân học, hình như có thể tìm thấy một mối
quan hệ chặt chẽ giữa văn hoá cá nhân và sự cấu thành tâm lý. Họ giả thiết
rằng, không chỉ có bối cảnh văn hoá của một người ảnh hưởng đến cá tính người
đó; mà cá tính của cá nhân cũng giúp cho việc khuôn đúc nên một nền văn hoá.
Tư tưởng trên thuyết phục những
môn đệ vào mấy thập kỉ đầu thế kỉ 19 và đến những năm 1930, các thành viên của
trường phái nhân học "văn hoá và cá tính"
đã sẵn sàng đi vào thử nghiệm các giả thiết của họ. Những người sớm tán thành
phương pháp tiếp cận để hiểu văn hoá này, tin tưởng rằng mỗi nền văn hoá có thể
quy định đặc điểm về những thuộc tính văn hoá đặc biệt và một kiểu cá tính điển
hình và hơn nữa họ tin rằng những thuộc tính và những cá tính điển hình đó có
thể so sánh xuyên văn hoá (qua nhiều nền văn hoá).
Những thành viên có ảnh hưởng
mạnh nhất của trường phái văn hoá và cá tính là Ruth Benedict và sinh viên của
bà là Margeret Mead, Benedict đã viết, từ trong những khả năng vô hạn, mọi xã
hội chọn những thuộc tính văn hoá mà chúng quy định tại điểm của nền văn hoá
này, khác với những nền văn hoá khác. Tiền bạc có quan trọng đối với văn hoá
không? Tuổi thành niên được xử lý như thế nào? Chấp nhận động viên tham gia
chiến tranh, hay không tham gia gì? (Benedict 1989: 35). Những sự lựa chọn văn
hoá của một xã hội cho nó một thị hiếu riêng biệt. Benedict đã tuyên bố rằng,
ví dụ như người Zuni ơ New Mexico là người dân bình tĩnh , khiêm tốn , điềm
đạm, có phần sùng đạo, không bạo lực, biết tự kiềm chế, họ đặt những điều tốt
lành của xã hội bên trên cá nhân họ. Theo Benedict người Kwakiut, trái lại, hầu
hết đối lập với đặc điểm của người Zuni. Nhiều thành viên của trường phái văn
hoá và cá tính rất quan tâm đến kết quả kinh nghiệm của tuổi ấu thơ và việc
thực hành nuôi dậy trẻ trở thành cá tính trưởng thành. Một trong những người đó
là Cora DuBois (1903 - 1991). Bà bảo vệ luận án tiến sĩ về nhân học năm 1932.
Vào mùa xuân năm 1936 DuBois tổ chức một xêmina ở trường đại học. Việc này đã
thay đổi cuộc đời của bà. Xêmina được sự lãmh đạo của Abram Kardiner, một nhà
phân tâm học nổi tiếng, ông ta tin rằng, những người lớn xử sự như thế nào đối
với trẻ con trong một xã hội nhất định - người ta nuôi nấng chúng bao lâu,
người ta dạy nó sử dụng toa lét như thế nào và những việc khác - ảnh hưởng đến
cá tính của chúng khi trở thành người lớn. Và như vậy là đã cung cấp một cơ sở
"cấu trúc cá tính" cho xã hội (Kardiner, 1945).
DuBois quyết định đưa giả thiết
này vào thực nghiệm ở thực địa. Năm 1937 bà đi đến Alor, một hòn đảo ở Đông
Inđônêxia, ở đó bà đã sống gần một năm rưỡi trong khi nghiêm cứu cá tính của
người Alor (DuBois,1961). Hơn nữa để thu thập những điều lúc bấy giờ trở thành
phong tục tiêu biểu của tư liệu nhân loại học, bà cũng điều hành những cuộc
thực nghiệm tâm lý học đối với những người chủ Alor. Bà đã thu thập một số
tranh vẽ của trẻ con, và ghi lại những giấc mơ của chúng một cách chi tiết.
Bằng tư liệu, DuBois đưa ra một
hình ảnh của xã hội Alor làm một số người Mỹ ngạc nhiên. Những người mẹ Alor
tiếp tục một cách đặc trưng, công việc làm vườn bận rộn sau một thời gian ngắn
sinh đẻ, để lại con cái cho người khác chăm sóc, như bà hoặc dì (Dubois 1961:
34). Nếu có thể, những người nuôi trẻ này cho trẻ con bú khi mẹ chúng đi vắng.
Ngoài ra họ cho trẻ con ăn thức ăn mềm hoặc loãng "cẩn thận nhiều hoặc
ít", nhưng theo DuBois, việc cho ăn này "hoặc không có hiệu quả mấy
hoặc không thỏa mãn". Như vậy những đứa trẻ cứ lớn lên, hình như chúng ít
được chỉ dẫn thích hợp và ít sự yêu thương. Nói chung là bị trêu chọc và sự
trừng phạt thường khắc nghiệt.
Kết quả của kiểu nuôi dạy trẻ
con này của người Alor như thế nào? DuBois đã tuyên bố rằng xu hướng của người
lớn là không thân thiện, đa nghi, hay ghen tỵ, đi đến hay nổi giận. Tình vợ
chồng hình như ít đầm ấm. Dân chúng rất thích việc phá đám, trêu chọc người này
người khác, người ta hình như có thái độ lãnh đạm với nhau. DuBois kết luận
những điều này là kết quả của việc nuôi dạy trẻ con của người bản xứ. Bà đi đến
gợi ý rằng một số đặc tính của một số xã hội như thù địch và đa nghi một cách
phổ biến, có thể giải thích với sự tham khảo cá tính điển hình của xã hội này
(DuBois, 1961 xix). Theo thống kê đây là kiểu cá tính chúng nhất của xã hội
này.
Các năm 1950 và các năm 1960,
trường phái văn hoá và cá tính mở rộng ra, bao gồm những nghiên cứu về đặc điểm
dân tộc, nhóm cá tính, sự phân biệt giữa "bình thường" và "bất
bình thường" và những kết quả của văn hoá trên người bệnh tâm thần và trái
lại. Một loạt các nghiên cứu liên văn hoá được các nhà nhân loại học Betrice và
John Whiting và Irvin Child dẫn đầu (Whiling and child 1953, Whiting 1963). Họ
phát hiện hai kiểu mẫu về dưỡng dục trẻ con, mỗi một kiểu mẫu thường tìm thấy ở
một nền văn hoá nhất định. giáo dục phụ thuộc và giáo dục độc lập. Trong nền
văn hoá giáo dục trẻ em phụ thuộc, người lớn có xu hướng vâng lời, thừa lệnh và
lệ thuộc vào gia đình hoặc các nhóm xã hội khác. Trong những nền văn hoá giáo
dục trẻ con tinh thần độc lập, người lớn có xu hướng tự chủ hơn, chủ động đạt
đến mục đích và có cá tính riêng. Không khó khăn mấy để chọn những đặc điểm nổi
bật của cá tính kiểu mẫu Bắc Mỹ.
Mặc dầu tư tưởng mà tâm lý học
có thể giúp chúng ta để hiểu văn hoá tiếp tục tạo cảm hứng nghiên cứu nhân học
(Paul 1989), nhiều nhà nhân học hiện nay nghĩ rằng trường phái văn hoá và cá
tính đã đi quá xa trong việc giải thích. Người ta cho rằng bên cạnh những giải
thích tâm lý học, cần có thêm những giải thích khác để phát hiện sự khác biệt
văn hoá . Do vậy, không phải tất cả những nhà nhân học hiện nay chấp nhận cách
tiếp cận này là có căn cứ. Tuy nhiên, do sự nghiên cứu của Benedict, Mead,
DuBois và những người kế tục họ, mối quan hệ giữa văn hoá và cá tính chiếm một
khu vực trong sự quan tâm của những nhà nhân học hiện đại.
Văn hoá, chủng tộc và chủ nghĩa
đa nguyên
Thuật ngữ chủng tộc thường được dùng để nhận dạng những nhóm người
dựa trên một số thuộc tính vật lý như màu da, hình dạng tóc, đặc điểm khuôn
mặt. Trước đây, những nhà nhân chủng học cũng dùng thuật ngữ này theo cách nghĩ
rằng loài người có thể phân loại thành những phạm trù khác nhau dựa trên cơ sở
một số thuộc tính vật lý. Tuy nhiên, đặc điểm vật lý được tiếp tục hoà đồng và
tái hoà đồng trong các nhân chủng và không phải lúc nào cũng đồng quy để định
nghĩa một cách rạch ròi về chủng tộc. Theo phạm trù sinh học thì "chủng
tộc" không tồn tại.
Thuật ngữ chủng tộc cũng dùng
để phân biệt các nhóm người không chỉ trên cơ sở các thuộc tính vật lý mà đồng
thời nhất quán về văn hoá. Thuật ngữ này dùng "chủng tộc" như là một
phạm trù văn hoá. Nó là chủ đạo hiện nay, nhưng hữu dụng một cách có giới hạn
bởi vì nghĩa của nó thay đổi để cho phù hợp với bối cảnh văn hoá mà trong đó nó
được ứng dụng.
Một nhà nhân học văn hoá
(Pohorecky, 1992) hiện nay làm nhiệm vụ như là một chuyên gia trong tòa án giải
quyết sự phân biệt chủng tộc giữa những người da trắng và người da màu
Pakistan. Theo các nguồn "khoa học" khác nhau được dẫn trong phiên
toà, người Pakistan được phân loại như là thành viên của giống "da
trắng". Điều này làm nổi lên một vấn đề pháp lý thú vị: làm thế nào
"phân biệt chủng tộc" xẩy ra giữa những thành viên cùng một chủng
tộc? Nhà nhân học biện luận rằng phiên toà sẽ không dựa vào sự phân loại giả
thiết theo sinh vật học rằng người Pakistan là da trắng mà dựa trên việc sử
dụng chung thuật ngữ "trắng", kể từ khi việc phiên dịch văn hoá của
cộng đồng đặc biệt này (về từ da trắng) là thích ứng với văn cảnh. Ý kiến của
nhà nhân học đã thắng, và phiên toà tìm thấy rằng việc phân biệt chủng tộc thực
tế đã xẩy ra.
Những nhà nhân học đầu ngành
thời nữ hoàng Victoria đã nghĩ rằng họ có thể khám phá ra mối quan hệ nhân quả
giữa "chủng tộc" và những thuộc tính văn hoá như văn hoá niềm tin tôn
giáo và phát triển kinh tế. Từ bấy đến nay, thế giới đã chứng kiến những cố
gắng gắn liền "chủng tộc" với các thuộc tính tinh thần, tâm lý và ứng
xử, mà chỉ số thông minh (IQ) là một ví dụ. Nhưng từ khi chủng tộc là một tư tưởng
với nhiều nghĩa khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau và từ khi những đặc
điểm về trí tuệ, tâm lý và ứng xử không liên quan gì đến màu da, bộ tóc, khuôn
mặt hoặc bất kỳ thuộc tính vật lý nào, những cố gắng này bị số phận phán quyết
đổ vỡ. Lịch sử kế tiếp của nhân học văn hoá đã chỉ ra rằng chủ nghĩa chủng tộc,
niềm tin rằng một số chủng tộc được kế truyền tính thượng đẳng, đứng trên các
chủng tộc khác và vì vậy mà phán xét và bóc lột các chủng tộc hạ đẳng, là không có căn cứ trên bất kỳ
một dữ liệu tự nhiên và văn hoá nào.
Khi nhân dân với những đặc điểm
vật lý hoặc truyền thống văn hoá khác nhau cùng tập hợp lại trong một xã hội,
thì kết quả là đa văn
hoá. Đó
là đặc điểm của hầu hết của những xã hội có tầm cỡ rộng lớn, hiện đại. Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ, "nồi hầm" của thế giới thế kỷ XIX, là một trong
những xã hội hiện đại đa văn hoá rõ nhất. Những người Mỹ da đen, người Mỹ - Ý,
người Mỹ - Irish, người WASP (tin lành Anglo - Saxon da trắng) và những chủng
tộc khác đã cùng sống, không những chỉ sống trong một bối cảnh của một nền văn
hoá rộng lớn mà còn sống thực sự trong bối cảnh tiểu văn hoá của mỗi dân tộc.
Thuật ngữ này (tiểu văn hoá miêu tả những nhóm nhỏ, luôn luôn tìm thấy mình
trong nhóm lớn hơn, để phân biệt họ (hay được phân biệt bởi những nhóm khác)
với những nhóm khác trên cùng một cơ sở, bao gồm sự đồng nhất về sinh vật học,
truyền thống văn hoá hay thậm chí những quyền lợi chung.
Các xã hội đa văn hoá đã vận
dụng vấn đề tách biệt từ đa nguyên văn hoá như thế nào? Trong một số xã hội
những quy tắc về chính trị hoặc tôn giáo đã kiểm soát cách ứng xử của nhân dân
thuộc chủng tộc, tôn giáo, xu hướng giới tính và giai cấp. Trong các nền dân
chủ hiện đại, các lý tưởng dân chủ có xu hướng giới hạn số lượng của các quy
tắc vừa nêu. Những tư tưởng thiên vị còn đặc điểm hoá các nền dân chủ hiện đại
và chỉ ra rằng các xã hội này còn không biết cách vận dụng nền văn hoá đa
nguyên vì vậy, chỉ ra rằng không có tiểu văn hoá "bị khuyết tật". Một
số quốc gia phương Tây có những luật lệ để bảo vệ các thành viên của những nền
tiểu văn hoá khỏi bị đối xử phân biệt, trong xã hội đơn văn hoá việc này đã
hoàn toàn có kết quả.
Một câu trả lời cho đa văn hoá,
và một vấn đề hiện tại của việc thảo luận trong các khu đại học là sự chính xác có tính chính trị (xem Berman 1992). Tư tưởng đằng sau sự chính
xác có tính chính trị có thể được nghe như hợp lý: nhân dân cần phải tránh nói
và làm bất kỳ điều gì làm tổn thương đến danh dự các thành viên của các tiểu
văn hoá khác. Nhưng tư tưởng này làm nẩy sinh một vấn đề khó. Liệu chúng ta có
thể ứng xử ngang bằng đối với những thành viên của mọi nền tiểu văn hoá, hay là
một cách rất tế nhị, đưa nền văn hoá Mỹ gồm nhiều mảnh khác nhau vào các tiểu
văn hoá; sự khẳng định không phân biệt đối xử với mọi người, mọi ứng xử hay mọi
ý kiến (thậm chí, tất nhiên, đáng chê tránh) và không chú ý đến thực tế lịch sử
và văn hoá?
Sự chính xác có tính chính trị
được ưu tiên này, biện luận rằng sự hạ phẩm giá tiểu văn hoá khác là mâu thuẫn
với lý tưởng bình đẳng của nước Mỹ. Những người đối lập với quan niệm trên chỉ
ra rằng việc cư xử đặc biệt với một số nhóm, như là sự thiết lập một chương
trình phổ thông đặc biệt cho sinh viên dân tộc thiểu số chính là hạ phẩm giá
bản thân họ và rằng sự chính xác có tính chính trị, với sự ngụ ý hướng dẫn về
điều mà người ta có thể và không có thể nói đã hạn chế tự do ngôn luận. Sự tiếp
tục tranh luận có thể có một tác động quan trọng đối với quan niệm tiểu văn hoá
trong xã hội đa nguyên văn hoá của chúng ta.
Kết luận
Loài vật không cần văn hoá để
sống. Chúng điều chỉnh môi trường vật lý của chúng qua một thời gian dài, bằng
cách phát triển từng bước những nét vật lý có lợi thế đối với cuộc sống của
chúng, ví dụ như một bộ lông giúp cho chúng giữ ấm trong mùa lạnh, một bộ răng
đặc biệt để nhai thức ăn sống hoặc đôi mắt cho phép chúng trông thấy với ánh
sáng ít ỏi. Loài người, cũng như vậy cũng thích nghi một cách vật lý qua thời
gian, nhưng quan trọng hơn, họ còn thích nghi văn hoá, sử dụng các phương tiện
văn hoá, ví dụ lửa để sưởi ấm và nấu cho mềm thức ăn sống, dùng ánh điện để
nhìn trong đêm tối Chúng ta đạt tới, không dễ dàng, cuộc sống lâu dài của chúng
ta như là một chủng loại, nhưng cũng đạt tới một cách có kỳ hạn những tiện
nghi, an toàn, sức khoẻ và hạnh phúc như là những cá thể.
Vì vậy văn hoá là uyển chuyển,
nó không giống các loại hình khác. Chúng sống một cách đặc biệt trong những môi
trường trú ẩn thuận lợi riêng. Loài người có thể thích nghi cho đời sống ở vùng
Bắc cực, sa mạc khô nóng, rừng mưa nhiệt đới, và vùng khí hậu điều hoà, cũng
như những nơi mà nhiệt độ, mùa gió và thời tiết rất thay đổi mùa này qua mùa
khác. Chúng tà không chỉ đơn giản tìm chỗ ẩn đặc biệt và điều hành chiếm lĩnh
cho riêng chúng ta trong thế giới tự nhiên; chúng ta cũng sử dụng hầu hết môi
trường cư trú và khai thác thế giới tự nhiên cho sự thuận lợi của chúng ta.
Như vậy, loại người là độc đáo.
Vốn gốc là sản phẩm của thiên nhiên giống như mọi sinh vật sống, bây giờ chúng
ta là một chủng loại duy nhất trên hành tinh có thể tiêu dùng cho sự tồn tại
tiếp tục , dựa vào một số sản phẩm khác ngoài tự nhiên, cái mà do chúng ta sáng
tạo ra: đó là văn
hoá. Vì
vậy, chúng ta đã trở thành lệ thuộc vào cái phát minh của riêng mình, mà chúng
ta không thể sống thiếu nó, như là một chủng loại./.
Tác giả: DAVID HICKS - MARGAZET A. GWYNNE
PHAN ĐĂNG NHẬT
dịch từ Cultural Anthropology,
Harper Collins College Publishers, 1994, New York.
Nếu văn hóa xác định con người ở thước đo sự phát triển của nó,
ở các phương thức tự biểu hiện trong các dạng hoạt động khác nhau, thì khái
niệm văn minh xác định sự tồn tại xã hội của bản thân văn hóa. Nền văn minh của
thế giới hiện đại không phải là điểm xuất phát, mà là kết quả của quá trình
tiến hóa phức tạp, lâu dài của những nền văn minh địa phương riêng lẻ đầu tiên,
trong đó có những nền văn minh đã bị hủy hoại, bị tiêu diệt một cách thảm hại.
Văn minh và văn hoá là hai khái niệm thuộc phạm trù xã hội, nói lên mặt
thành tựu trong quá trình phát minh và sáng tạo của loài người. Chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau theo từng bước thăng trầm của lịch sử nhân loại.
Hai khái niệm này, thực chất là có sự khác biệt về mặt nội dung lẫn hình thức
biểu thị. Song, trong thực tế chúng vẫn được dùng lẫn lộn ngay trong các nhà
khoa học.